2 1 3 4 5 6 7 8 9

Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Đái tháo đường 14/11

Thứ ba - 24/10/2023 09:23
Khoa dinh dưỡngBệnh viện PHCN xin chia sẻ một số giải pháp - những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý giúp phòng tránh, cũng như cải thiện nguy cơ các biến chứng của bệnh Đái tháo đường.

dtd

Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat (đường) do hoóc môn insulin của tuyến tụy tiết ra bị thiếu (tương đối hoặc tuyệt đối), hoặc do giảm tác động hiệu quả lên mô đích (kháng insulin). Hậu quả đưa đến tình trạng mức đường trong máu tăng cao, trong thời gian dài gây biến chứng trầm trọng ở các cơ quan trong cơ thể.

Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường giai đoạn đầu rất khó xác định do không điển hình và dễ lẫn với triệu chứng các bệnh khác. Tuy nhiên, nếu quan tâm và biết cách kiểm soát tốt sức khỏe, thì có thể phát hiện được bệnh đái tháo đường từ rất sớm. Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, đúng phác đồ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng khác từ bệnh đái tháo đường: bệnh lý võng mạc gây mờ mắt, bệnh lý về thận, mạch máu ngoại vi dẫn đến đoạn chi và bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân ĐTĐ ở giai đoạn sớm có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, chỉ có thể chẩn đoán dựa vào xét nghiệm máu nhân dịp kiểm tra sức khỏe hay khám bệnh lý khác.

Khi đường trong máu tăng cao, bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau:

Ăn nhiều: Ăn thường xuyên, bệnh nhân lúc nào cũng cảm thấy đói.

Uống nhiều: Bệnh nhân khát nước và uống liên tục

Tiểu nhiều: Tiểu nhiều, đặc biệt là tiểu đêm

Ngoài ra, các triệu chứng tiểu đường thường gặp khác

- Mệt mỏi; Sụt cân: không phải do bệnh nhân tự ý giảm cân.

- Tăng cân do ăn quá nhiều;

-  Vết thương lâu lành; Môi khô; Da khô, ngứa; Cảm giác châm chích 2 bàn chân;

- Co giật hay hôn mê do tăng đường huyết….

Nguyên nhân  gây bệnh: Bên cạnh yếu tố như di truyền, lão hóa, thì nguyên nhân chính là dinh dưỡng không hợp lý - lối sống thiếu lành mạnh : thói quen ăn sai, uống sai, lười vận động thể lực.

Hưởng ứng  Ngày Thế giới phòng, chống Đái tháo đường 14/11. Khoa Dinh Dưỡng - Bệnh viện PHCN Thái bình xin đưa ra một  số lời khuyên sau:
-  Xét nghiệm đường máu kiểm tra chủ động là cách duy nhất tầm soát phát hiện sớm bệnh đái tháo đường. Việc chủ động kiểm tra phát hiện sớm bệnh đái tháo đường có ý nghĩa rất quan trọng nhằm được kịp thời tư vấn, hướng dẫn điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để giảm tiến triển đến đái tháo đường thật sự.

 Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ như người: từ 40 tuổi trở lên; từng được xác định rối loại đường huyết; thừa cân, béo phì; mắc bệnh lý tim mạch; có người thân trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường; phụ nữ từng mắc đái tháo đường thai kỳ...

- Khi đã được chẩn đoán ĐTĐ cần tuân thủ việc khám điều trị và sử dụng thuốc theo hướng hẫn của BS

- Lựa chọn thực phẩm phù hợp:
dtd1

+ Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều tinh bột đường, chỉ số đường trong thực phẩm cao>70 ( Cơm trắng, Bánh mỳ, các loại bánh ngọt, kem, nước ép hoa quả và các chế phẩm từ gạo)

+ Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, khẩu phần ăn có nhiều rau xanh, trái cây.

+ Tăng các thực phẩm có nhiều Đạm tốt, chất xơ và omega3 ( các loại cá, các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt, các loại dầu thực vật dầu oliu, dầu mè, mỡ cá...)

+ Hạn chế ăn các chất béo bão hòa( mỡ, nội tạng động vật), chất béo chuyển hóa từ các thực phẩm chế biến sẵn, các đồ ăn nhanh, các loại chiên xào rán ở nhiệt độ cao.

+ Khẩu phần ăn nên ở tỷ lệ cân đối

“Chất đạm : Chất tinh bột: Chất béo = 30% : 40% : 30%”

+ Không hút thuốc lá (thuốc lào, thuốc lá điện tử, Shisha)

+ Hạn chế dùng rượu bia và các chất kích thích ( chè, Cafe, nước tăng lực)

+ Tập thể dục thường xuyên: mỗi ngày tập từ 30 – 60 phút (Chạy bộ, Đi bộ, đạp xe, tập Yoga...).

+ Uống đủ nước mỗi ngày theo công thức 0.4L/10kg cân nặng/ngày

+ Duy trì cân nặng hợp lý, nếu thừa cân cần giảm cân để có 1 sức khỏe tốt phòng tránh được nguy cơ rối loạn chuyển hóa mỡ sẽ gây rối loạn chuyển hóa đường.

Người mắc bệnh Đái tháo đường thực hiện chế độ chăm sóc dinh dưỡng ăn uống đầy đủ, cân đối và hợp lý (ăn uống tiết chế); uống thuốc đều đặn hợp lý, xét nghiệm theo dõi đường huyết thường xuyên,ghi chép các chỉ số đường huyết cẩn thận; biết cách theo dõi hiệu quả điều trị, sẽ duy trì được một sức khỏe ổn định giảm các biến chứng có thể xảy ra đối với bệnh Đái tháo đường

Thông điệp: Vì Một  Việt Nam khỏe mạnh hãy chung tay xây dựng một lối sống Khoa học - lành mạnh phòng chống bệnh Tiểu đường
dtd2

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

BẢN ĐỒ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây