PHÒNG CHỐNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
- Thứ hai - 08/04/2024 07:27
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tai biến mạch máu não: Bệnh lý nguy hiểm và những điều cần biết. Tai biến mạch máu não bao gồm: Nhồi máu não và xuất huyết não, màng não. Đây là bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và Thế Giới. Để lại nhiều di chứng và tốn kém chi phí điều trị. Nhồi máu não: Chiếm khoảng 80% đột quỵ, là tình trạng một phần não bị gián đoạn hoặc giảm nặng khiến vùng não đó bị thiếu oxy và dinh dưỡng, do tế bào thần kinh thiếu máu nuôi. Xuất huyết não - màng não: Khoảng 20% đột quỵ, do vỡ mạch máu chảy vào nhu mô hoặc não thất, gây chèn ép tế bào não lành. Xuất huyết màng não ( xuất huyết dưới nhện) tự phát: đa số do vỡ túi phình động mạch não.
1. Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Đau đầu và đau nửa đầu migraine khác gì nhau? Chóng mặt, đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ Các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, tê yếu tay chân, méo miệng, nói đớ, hôn mê, co giật... là những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Khi thấy các dấu hiệu trên, cần đưa bệnh nhân vào viện sớm để khám và điều trị kịp thời. Nếu quá thời gian cửa sổ điều trị, bệnh nhân có thể xuất hiện các biến chứng dẫn đến tàn phế nặng nề. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu FAST (tiếng Anh): méo miệng, tay chân yếu, thay đổi giọng nói, đưa ngay vào bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Trong khi chờ xe cấp cứu, nếu người bệnh tỉnh, đặt nằm nghiêng về bên lành, đầu nâng lên nhẹ. Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì. Kiểm tra đường thở nhằm lấy ra các dị vật hoặc lau đờm dãi trong miệng có thể gây khó thở. Nếu người bệnh liệt, khi vận chuyển cần trợ giúp và đặt nghiêng về bên lành. Nếu bệnh nhân không thấy mạch hoặc ngưng thở, cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực (80-100 lần một phút) cho đến khi tim đập lại.
2. Tiên lượng và biến chứng của bệnh
- Tiên lượng bệnh Tỉ lệ tử vong do loại bệnh này đang giảm xuống. Theo đó, hơn 75% bệnh nhân sống sót trong năm đầu sau lần đột quỵ đầu tiên, và hơn một nửa sống sót sau 5 năm. Những người bị đột quỵ thiếu máu não có nhiều cơ hội sống sót hơn so với những người bị đột quỵ xuất huyết. Đột quỵ xuất huyết não-màng não gây ra nhiều tác động xấu đến não như phá hủy tế bào não, tăng áp lực nội sọ và co thắt mạch. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy các trường hợp sống sót của đột quỵ xuất huyết có cơ hội lớn hơn trong việc hồi phục chức năng so với đột quỵ nhồi máu.
- Biến chứng của bệnh Yếu liệt cơ thể và thường kèm theo đau và co cứng là những biến chứng thường gặp của bệnh. Phụ thuộc vào mức độ của bệnh, mà quyết định những suy yếu này có ảnh hưởng đến khả năng đi lại, đứng lên từ ghế, tự ăn uống, đến viết hay dùng máy vi tính, lái xe, và nhiều hoạt động khác hay không.
3. Phòng tránh đột quỵ: Chế độ ăn uống nhiều rau xanh tốt hơn cho tim mạch Điều trị nguyên nhân: Các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu cần được kiểm soát bệnh. Người bệnh cần tái khám định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Chế độ ăn uống hợp lý: Người bệnh cần giảm chất béo, giảm mặn (THA), giảm tinh bột, đường (ĐTĐ). Thay vào đó, tăng cường ăn nhiều rau xanh, thể thao mỗi ngày 30 phút, ngưng thuốc lá, rượu bia, tránh béo phì.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ, cần cho người đến bệnh viện để được khám, tư vấn kip thời
1. Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Đau đầu và đau nửa đầu migraine khác gì nhau? Chóng mặt, đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ Các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, tê yếu tay chân, méo miệng, nói đớ, hôn mê, co giật... là những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Khi thấy các dấu hiệu trên, cần đưa bệnh nhân vào viện sớm để khám và điều trị kịp thời. Nếu quá thời gian cửa sổ điều trị, bệnh nhân có thể xuất hiện các biến chứng dẫn đến tàn phế nặng nề. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu FAST (tiếng Anh): méo miệng, tay chân yếu, thay đổi giọng nói, đưa ngay vào bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Trong khi chờ xe cấp cứu, nếu người bệnh tỉnh, đặt nằm nghiêng về bên lành, đầu nâng lên nhẹ. Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì. Kiểm tra đường thở nhằm lấy ra các dị vật hoặc lau đờm dãi trong miệng có thể gây khó thở. Nếu người bệnh liệt, khi vận chuyển cần trợ giúp và đặt nghiêng về bên lành. Nếu bệnh nhân không thấy mạch hoặc ngưng thở, cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực (80-100 lần một phút) cho đến khi tim đập lại.
2. Tiên lượng và biến chứng của bệnh
- Tiên lượng bệnh Tỉ lệ tử vong do loại bệnh này đang giảm xuống. Theo đó, hơn 75% bệnh nhân sống sót trong năm đầu sau lần đột quỵ đầu tiên, và hơn một nửa sống sót sau 5 năm. Những người bị đột quỵ thiếu máu não có nhiều cơ hội sống sót hơn so với những người bị đột quỵ xuất huyết. Đột quỵ xuất huyết não-màng não gây ra nhiều tác động xấu đến não như phá hủy tế bào não, tăng áp lực nội sọ và co thắt mạch. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy các trường hợp sống sót của đột quỵ xuất huyết có cơ hội lớn hơn trong việc hồi phục chức năng so với đột quỵ nhồi máu.
- Biến chứng của bệnh Yếu liệt cơ thể và thường kèm theo đau và co cứng là những biến chứng thường gặp của bệnh. Phụ thuộc vào mức độ của bệnh, mà quyết định những suy yếu này có ảnh hưởng đến khả năng đi lại, đứng lên từ ghế, tự ăn uống, đến viết hay dùng máy vi tính, lái xe, và nhiều hoạt động khác hay không.
3. Phòng tránh đột quỵ: Chế độ ăn uống nhiều rau xanh tốt hơn cho tim mạch Điều trị nguyên nhân: Các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu cần được kiểm soát bệnh. Người bệnh cần tái khám định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Chế độ ăn uống hợp lý: Người bệnh cần giảm chất béo, giảm mặn (THA), giảm tinh bột, đường (ĐTĐ). Thay vào đó, tăng cường ăn nhiều rau xanh, thể thao mỗi ngày 30 phút, ngưng thuốc lá, rượu bia, tránh béo phì.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ, cần cho người đến bệnh viện để được khám, tư vấn kip thời